Việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là vô cùng cần thiết, giúp phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường, hạn chế những tai nạn rủi ro cho doanh nghiệp. Mời bạn cùng Xe nâng 7777 tìm hiểu về quy trình kiểm tra xe nâng đúng và đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây.
1. Kiểm tra nhiên liệu vận hành của xe
Tuỳ theo loại xe nâng hàng bạn sử dụng mà chúng ta kiểm tra nhiên liệu vận hành còn đủ hay không. Tránh để tình trạng xe hết nhiên liệu và ngừng hoạt động gây ảnh hưởng đến công việc của bạn.
2. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng và cảnh báo
Hệ thống đèn trên xe nâng đóng vai trò khá quan trọng khi xe hoạt động trong môi trường thiếu sáng. Đồng thời còn giúp cảnh báo với mọi người xung quanh là xe đang hoạt động với các đèn cảnh báo.
3. Kiểm tra bánh xe
Bánh xe là bộ phận di chuyển và chịu tải trọng của toàn bộ xe, phải chắc chắn rằng bánh xe đáp ứng tiêu chuẩn an toàn trước khi vận hành. Đối với bánh hơi bạn cần điều chỉnh áp suất bánh đúng với thông số thiết kế. Bánh đặc thì cần kiểm tra xem bánh có bị nứt hoặc bể hay không.
Ngoài ra cũng cần kiểm tra các chi tiết tắc kê, bu lông. Nếu chúng bị lỏng hoặc thiếu cũng có thể gây nguy hiểm cho người lái.
4. Kiểm tra hệ thống nâng hạ
Kiểm tra ty đứng, ty ngã nếu có hiện tượng bị xì nhớt, xước, cong thì cần sửa chữa thay mới.
Kiểm tra mặt khung bảo vệ. Nếu bị lỏng hoặc gãy cần khắc phục ngay để tránh khi xe hoạt động nâng hàng lên cao bị rớt, vương vãi hàng hoá gây nguyên hiểm cho tài xế và người xung quanh.
5. Kiểm tra hệ thống phanh/thắng xe
Kiểm tra hệ thống phanh là một bước quan trọng trong quy trình trước khi vận hành. Việc đảm bảo hệ thống phanh ổn định, không phát sinh lỗi hư hỏng hay gặp sự cố sẽ giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho tất cả mọi người.
6. Kiểm tra càng xe
Nếu càng nâng và giá đỡ bị mòn không đều, hay sử dụng càng nâng không đồng bộ dẫn đến hiện tượng càng nâng bị bên cao - bên thấp, bên dài - bên ngắn. Khi phát hiện điều này, cần ngay lập tức sửa chữa. Đồng thời kiểm tra xem nguyên nhân do đâu và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
Càng nâng bị nứt/biến dạng khi tải hàng nặng sẽ gây tuột hàng, thậm chí gãy càng. Vì vậy cần kiểm tra càng nâng trước khi vận hành, và thay mới nếu phát hiện hư hỏng.
7. Kiểm tra tay cầm/vô lăng
Khi chúng ta xoay vô lăng lái xe nâng cảm giác nhẹ nhàng, điều đó chứng tỏ hệ thống lái vẫn hoạt động bình thường. Nếu khi xoay tay lái cảm giác nặng bạn nên kiểm tra lại kỹ càng.
8. Kiểm tra nhớt máy và nhớt hộp số
Nhớt máy thiếu gây hiện tượng nóng máy và ăn mòn xy lanh, dẫn đến tuổi thọ của xe nâng giảm đáng kể. Vì vậy cần luôn kiểm tra que thăm nhớt trước khi sử dụng xe.
Nhớt hộp số thiếu sẽ làm cho các bánh răng mòn, thậm chí còn gãy bánh răng. Hãy châm nhớt đầy đủ và thay nhớt định kỳ cho hộp số.
9. Kiểm tra nước làm mát
Két nước bị hao hụt khiến cho động cơ không được làm mát đầy đủ cũng gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe. Vì vậy bạn cần kiểm tra và châm nước đầy đủ.
11. Kiểm tra gầm xe
Trước khi vận hành, nên kiểm tra dưới gầm xe xem có hiện tượng bị chảy nhớt, dầu thuỷ lực hay nước mát ở két nước hay không. Bởi hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe nâng hàng, gây nóng động cơ và phá hủy một số chi tiết quan trọng của xe nâng.
Mong rằng thông qua bài viết trên Xe nâng 7777 có thể giúp quý khách hạn chế được các rủi ro, nguy hiểm trong quá trình sử dụng xe nâng và nâng cao tuổi thọ của xe nâng.
____________________________________
CÔNG TY TNHH SX TM DV 7777
Hoạt động trong lĩnh vực phân phối xe nâng, máy công cụ Nhật Bản với hơn 25 năm kinh nghiệm với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhanh chóng.
Hotline: 097.884.9988-096.732.7777
Email: 7777company@gmail.com
Website: https://xenang7777.com | https://xenanghangnhat.com
Văn phòng: 746 QL1A, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, TP.HCM
Showroom: 736 - 738 QL1A, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, TP.HCM
Kho hàng: 3/8 Tây Lân, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM